Trong phong thủy nhà ở có rất nhiều linh vật, một trong số đó là hình tượng sư tử mà ta vẫn thường thấy ở cổng chào của các biệt thự cổ điển lớn. Hình tượng này xuất phát từ đâu? Các chuyên gia cho rằng nguồn gốc, truyền thuyết của sư tử bắt nguồn từ nền văn minh Lưỡng Hà và Ai Cập cổ, sau đó được các nhà nghệ thuật Trung Quốc hoàn thiện và phổ biến rộng rãi, nhờ vậy các tác phẩm điêu khắc sư tử ở đây cực kỳ phong phú và tinh xảo. Nhắc đến trấn yểm bằng sư tử ta phải nhắc đến tượng nhân sư của Ai Cập cổ đại. Tượng nhân sư thường được bố trí gần kim tự tháp để bảo vệ lăng mộ, nhất là bảo vệ ở cổng chính, không cho tà ma xâm nhập, phá rối giấc ngủ của Pharaon. Ở Trung Quốc, lăng một của các hoàng đế thời cổ đại cũng được xây nhiều tượng mãnh thú như sư tử để bảo vệ.
Tượng sư tử thường được đặt theo cặp ở trước cổng, bên trái từ trong nhìn ra là con cái, chân trái đùa với sư tử con, bên phải là con đực, chân phải đặt lên quả cầu. Quy định đực/cái, trái/phải này bắt đầu trở nên cứng nhắc khi nó được du nhập vào Trung Quốc. Trên thực tế, nhiều nơi trên thế giới không coi trọng lắm. Có chỗ đặt vị trí hai con ngược lại quy định. Con cái khác con đực ở cái bờm, nhưng vì cho đẹp mà các nghệ nhân làm hai con có nét hao hao nhau, chỉ khác phần dẫm chân.
Các bức tượng sư tử thường được tạo hình ở tư thế ngồi, thể hiện sự uy nghi, bê vệ nhưng mang trạng thái tĩnh. Ngoài mục đích xua đuổi tà ma, tượng sư tử còn thể hiện cho quyền lực, địa vị vì trong xã hội cổ, chỉ có quan lại và thế lực hoàng tộc mới được sử dụng. Mọi người cho rằng sư tử là chúa tể sơn lâm, luôn chiến thắng các con vật khác nên kỳ vọng và giao phó sức mạnh to lớn trong việc trấn yểm. Nó thường được dùng để trấn mạch, trấn mộ trong phong thủy vì được cho là có thể trừ khử tá ma. Tuy nhiên vì là mãnh thú nên không thích hợp đặt ở nhà dân. Nếu đặt ở nhà dân thì sẽ tạo sát khí “át vía” lại gia chủ. Chỉ nên đặt ở cơ quan công quyền, cơ quan hành chính lớn. Thực ra, việc tùy tiện đặt tượng sư tử sẽ lợi bất cập hại. Ở các đền chùa, ngân hàng, cơ quan hành chính… đặt sư tử nhằm trừ tà ma nhưng dễ gây cảm giác lạnh lẽo, khiến người dân cảm thấy sợ, không dám đến. Ngày nay, bên cạnh sư tử còn có rất nhiều linh vật được mọi người áp dụng trong phong thủy ở các biệt thự hiện đại, biệt thự phố, vừa làm tăng vượng khí trong nhà mà vừa làm vật trang trí rất đẹp.