Thị trường BĐS nói chung và nhiều dự án chung cư Việt Nam nói riêng đang được "cải thiện" và dần lấy lại thăng bằng sau thời gian dài đóng băng. Tuy nhiên thị trường này chịu ảnh hưởng khá nhiều từ các chính sách tài chính, tiền tệ của quốc gia.
Chính vì thế mà các đề xuất về chính sách thuế liên quan đến thị trường BĐS đã thu hút sự quan tâm của tất cả tầng lớp trong xã hội, cả doanh nghiệp mà người dân. Những e ngại về sự xáo trộn của thị trường thời điểm này cũng đã được cảnh báo.
Ông Nguyễn Mạnh Hà - Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam nhận định, những chính sách thuế đưa ra trong thời điểm này cần hết sức thận trọng. Thuế, phí khi đưa vào thực tiễn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường bất động sản mà còn tác động đến rất nhiều đến các thị trường khác.
Điều đang chú ý là việc đánh thuế căn nhà thứ hai sẽ giúp làm tăng ngân sách nhà nước, đảm bảo việc điều tiết thị trường BĐS. Trong trường hợp nếu thị trường này tăng trưởng quá nhanh, việc tăng thuế sẽ giúp hạ nhiệt thị trường.
Thế nhưng, theo ông Hà, không thể chống đầu cơ trên thị trường BĐS bằng bất kỳ động thái gì vì những người mua để đầu tư thường mua xong rồi bán luôn không giữ lại lâu dài.
Phân tích thêm về vấn đề này, Giám đốc Savills Hà Nội - ông Matthew Powelldẫn chứng, Singapore đã thực hiện đánh thuế nhà ở thứ hai với người dân trong nước từ 3 - 10%, còn với người nước ngoài là từ 10 - 15%. Lý do là bởi có quá nhiều người nhập cư vào nước này khiến lĩnh vực BĐS cung không đủ cầu. Chính phủ buộc phải đưa ra chính sách thuế để cân bằng lại thị trường.
Mục đích đánh thuế này là khi cung và cầu chưa gặp nhau, thị trường phát triển quá nóng, cần áp dụng thuế để cân bằng. Tuy nhiên, tại Việt Nam trong giai đoạn này thị trường đang phát triển khá lành mạnh...
Một trong những tác động đầu tiên ảnh hưởng tới thị trường BĐS được các chuyên gia cảnh báo nếu như đánh thuế căn nhà thứ hai là sẽ bóp chết phân khúc nhà cho thuê. Với các nước phát triển, thị trường nhà ở cho thuê chiếm dến 70% quỹ nhà. Tuy nhiên, ở Việt Nam chỉ là 10%.
Thị trường bất động sản chịu ảnh hưởng khá nhiều từ các chính sách tài chính, tiền tệ
>>> Chạy đua tiến độ, cắt xén công trình tiện ích.. nhiều nhà đầu tư coi thường an toàn cư dân, xây dựng các chung cư sai phạm.
Ông Nguyễn Mạnh Hà nhận định: “Người có tiền đầu tư BĐS để cho thuê lại, Chính phủ cần có giải pháp hỗ trợ để tăng thị phần nhà ở cho thuê. Đó là giải pháp quan trọng thay vì tăng thuế cao khiến bóp chết phân khúc nhà cho thuê. Như vậy, nhà nước đương nhiên mất thuế từ việc cho thuê nhà”.
Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định, hiện nay, tại trên thế giới nguồn lực chủ yếu để chỉnh trang và phát triển đô thị đều dựa vào thuế BĐS gồm thuế đất đai và các tài sản đầu tư trên đất.
Nguồn thu này đủ sử dụng để nâng cấp đô thị, phát triển hạ tầng và các dịch vụ công cộng. Ý nghĩa của thuế bất động sản không phải đánh vào việc có tài sản mà là đánh vào sự hiện diện của chủ sở hữu đang sử dụng hạ tầng đô thị và các tiện ích công cộng. Thu thuế BĐS được coi như thu tiền sử dụng hạ tầng và tiện ích công cộng để tạo nguồn lực tiếp tục chỉnh trang và phát triển tốt hơn.
Hàn Quốc là một nước đã tạo được thành công lớn trong công nghiệp hóa và đô thị hóa do có chính sách đất đai và thuế đất phù hợp - ông Đặng Hùng Võ dẫn chứng. Do đó, cần một cuộc cải cách tổng thể và toàn diện hệ thống thuế; trong đó thuế đất đai làm trọng tâm.
Tại các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cần tập trung các dự án nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân có thu nhập thấp… bởi nhu cầu đối với loại hình bất động sản này vẫn rất lớn. Nếu giải quyết được nhà ở cho đối tượng này thì sẽ góp phần giúp thị trường phát triển ổn định.
Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng khác là phải xây dựng được hệ thống thông tin về thị trường BĐS công khai, minh bạch thì mới tạo dựng được một thị trường phát triển lành mạnh.
Trong khi chờ đợi các điều chỉnh từ chính sách từ nhà nước, các chuyên gia cho rằng thị trường BĐS của Việt Nam vừa trải qua một thời kỳ khủng hoảng và mới được phục hồi. Do đó, nếu tiếp tục ban hành những sắc thuế mới ở thời điểm này thì chắc chắn thị trường BĐS sẽ gặp khó khăn và không tránh khỏi “xáo trộn”.
Chính vì thế mà các đề xuất về chính sách thuế liên quan đến thị trường BĐS đã thu hút sự quan tâm của tất cả tầng lớp trong xã hội, cả doanh nghiệp mà người dân. Những e ngại về sự xáo trộn của thị trường thời điểm này cũng đã được cảnh báo.
Ông Nguyễn Mạnh Hà - Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam nhận định, những chính sách thuế đưa ra trong thời điểm này cần hết sức thận trọng. Thuế, phí khi đưa vào thực tiễn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường bất động sản mà còn tác động đến rất nhiều đến các thị trường khác.
Điều đang chú ý là việc đánh thuế căn nhà thứ hai sẽ giúp làm tăng ngân sách nhà nước, đảm bảo việc điều tiết thị trường BĐS. Trong trường hợp nếu thị trường này tăng trưởng quá nhanh, việc tăng thuế sẽ giúp hạ nhiệt thị trường.
Thế nhưng, theo ông Hà, không thể chống đầu cơ trên thị trường BĐS bằng bất kỳ động thái gì vì những người mua để đầu tư thường mua xong rồi bán luôn không giữ lại lâu dài.
Phân tích thêm về vấn đề này, Giám đốc Savills Hà Nội - ông Matthew Powelldẫn chứng, Singapore đã thực hiện đánh thuế nhà ở thứ hai với người dân trong nước từ 3 - 10%, còn với người nước ngoài là từ 10 - 15%. Lý do là bởi có quá nhiều người nhập cư vào nước này khiến lĩnh vực BĐS cung không đủ cầu. Chính phủ buộc phải đưa ra chính sách thuế để cân bằng lại thị trường.
Mục đích đánh thuế này là khi cung và cầu chưa gặp nhau, thị trường phát triển quá nóng, cần áp dụng thuế để cân bằng. Tuy nhiên, tại Việt Nam trong giai đoạn này thị trường đang phát triển khá lành mạnh...
Một trong những tác động đầu tiên ảnh hưởng tới thị trường BĐS được các chuyên gia cảnh báo nếu như đánh thuế căn nhà thứ hai là sẽ bóp chết phân khúc nhà cho thuê. Với các nước phát triển, thị trường nhà ở cho thuê chiếm dến 70% quỹ nhà. Tuy nhiên, ở Việt Nam chỉ là 10%.
Thị trường bất động sản chịu ảnh hưởng khá nhiều từ các chính sách tài chính, tiền tệ
>>> Chạy đua tiến độ, cắt xén công trình tiện ích.. nhiều nhà đầu tư coi thường an toàn cư dân, xây dựng các chung cư sai phạm.
Ông Nguyễn Mạnh Hà nhận định: “Người có tiền đầu tư BĐS để cho thuê lại, Chính phủ cần có giải pháp hỗ trợ để tăng thị phần nhà ở cho thuê. Đó là giải pháp quan trọng thay vì tăng thuế cao khiến bóp chết phân khúc nhà cho thuê. Như vậy, nhà nước đương nhiên mất thuế từ việc cho thuê nhà”.
Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định, hiện nay, tại trên thế giới nguồn lực chủ yếu để chỉnh trang và phát triển đô thị đều dựa vào thuế BĐS gồm thuế đất đai và các tài sản đầu tư trên đất.
Nguồn thu này đủ sử dụng để nâng cấp đô thị, phát triển hạ tầng và các dịch vụ công cộng. Ý nghĩa của thuế bất động sản không phải đánh vào việc có tài sản mà là đánh vào sự hiện diện của chủ sở hữu đang sử dụng hạ tầng đô thị và các tiện ích công cộng. Thu thuế BĐS được coi như thu tiền sử dụng hạ tầng và tiện ích công cộng để tạo nguồn lực tiếp tục chỉnh trang và phát triển tốt hơn.
Hàn Quốc là một nước đã tạo được thành công lớn trong công nghiệp hóa và đô thị hóa do có chính sách đất đai và thuế đất phù hợp - ông Đặng Hùng Võ dẫn chứng. Do đó, cần một cuộc cải cách tổng thể và toàn diện hệ thống thuế; trong đó thuế đất đai làm trọng tâm.
Tại các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cần tập trung các dự án nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân có thu nhập thấp… bởi nhu cầu đối với loại hình bất động sản này vẫn rất lớn. Nếu giải quyết được nhà ở cho đối tượng này thì sẽ góp phần giúp thị trường phát triển ổn định.
Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng khác là phải xây dựng được hệ thống thông tin về thị trường BĐS công khai, minh bạch thì mới tạo dựng được một thị trường phát triển lành mạnh.
Trong khi chờ đợi các điều chỉnh từ chính sách từ nhà nước, các chuyên gia cho rằng thị trường BĐS của Việt Nam vừa trải qua một thời kỳ khủng hoảng và mới được phục hồi. Do đó, nếu tiếp tục ban hành những sắc thuế mới ở thời điểm này thì chắc chắn thị trường BĐS sẽ gặp khó khăn và không tránh khỏi “xáo trộn”.