Người dân phản ánh có doanh nghiệp xây dựng trên đất của họ trong khi theo địa phương không có tên hộ dân này trong phần đất dự án.
Bà Bùi Kim Màu có đất ở huyện Phú Quốc (Kiên Giang) phản ánh việc bất ngờ bị UBND tỉnh này thu hàng chục ngàn m2 đất cấp cho một doanh nghiệp mà không có một quyết định thu hồi nào.
Đất đang canh tác bị doanh nghiệp san lấp
Bà Màu trình bày: Năm 2002, bà sang nhượng lại phần đất của ông Tuấn và bà Thôi với diện tích 40 ha, tọa lạc tại ấp Đường Bào, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc. Phần đất này do ông Tuấn, bà Thôi khai phá trước năm 1990. Năm 2006, ông Tuấn, bà Thôi được Ban nhân dân ấp Đường Bào xác nhận là người có canh tác và có thành quả lao động trên diện tích đất khai phá.
“Từ khi nhận sang nhượng tôi canh tác ổn định, không xảy ra tranh chấp với ai hơn 15 năm qua” - bà Màu nói.
Đến năm 2011 và 2013, UBND huyện Phú Quốc có hai quyết định thu hồi một phần diện tích đất bà Màu đang canh tác (gần 2.000 m2) để thực hiện dự án dân cư Nam Bãi Trường và dự án đường vòng quanh đảo Phú Quốc, đoạn An Thới-Cửa Lấp. Thời điểm này, vì thấy Nhà nước thu hồi đất để làm công trình công cộng nên bà Màu thống nhất giao đất, nhận tiền bồi thường và không khiếu nại.
Phần đất còn lại sau khi bị thu hồi, bà Màu cho xây hàng rào bằng kẽm gai bao bọc để trồng cây, đào ao nuôi cá tăng thu nhập.
Tuy nhiên, ngày 7-5 mới đây, bà Màu bất ngờ khi Công ty KD có trụ sở ở TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho người và xe đến phá dỡ hàng rào đất của bà rồi tự ý dựng hàng rào bằng tôn kiên cố để xây dựng công trình.
“Gia đình tôi đến yêu cầu công ty dừng thi công các công trình trái phép trên đất nhưng họ nói đã được ủy ban tỉnh cấp đất nên vẫn làm tới. Đôi bên cự cãi, công ty còn gọi công an đến nói gia đình tôi gây sự” - bà Màu bức xúc.
Bà Màu cho rằng hàng chục ngàn m2 đất của bà đang bị Công ty KD dựng rào xây dựng công trình. Ảnh: Hà Tiên
Không nhận được quyết định thu hồi đất
Theo bà Màu, phía Công ty KD đã đưa ra bốn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) do ông Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, ký cùng ngày 30-1-2018.
Theo đó, các GCN lần lượt thể hiện Công ty KD được cấp 1.015,6 m2 (thửa 407); 3.891,1 m2 (thửa 453); 5.196,7 m2 (thửa 455) và 10.096,8 m2 (thửa 454) đều thuộc tờ bản đồ số 54 cùng tọa lạc tại khu phức hợp Bãi Trường, xã Dương Tơ. Trên thực địa, các phần đất này đều thuộc đất bà Màu đang canh tác.
Bà Màu đặt câu hỏi: “Hơn chục năm qua gia đình tôi có nguyện vọng được cấp GCN còn chưa được, vậy lý do gì Công ty KD được cấp giấy trên đất của tôi?”.
Một điều lạ nữa là theo bà Màu, trước khi tỉnh ký GCN cho công ty trên, gia đình bà không hề nhận được bất kỳ một thông báo nào của ngành chức năng về việc thu hồi đất để làm dự án.
Trong lúc này, hai chủ đất cũ là ông Tuấn và bà Thôi đều đồng ý đứng ra làm chứng cho bà Màu về việc sang nhượng đất trước đó.
Trả lời khúc mắc của người dân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, ông Mai Anh Nhịn, cho biết đến thời điểm này tỉnh chưa nhận được đơn thư khiếu nại của bà Màu về vụ đất đai liên quan đến Công ty KD.
“Nếu bà Màu có yêu cầu, đề nghị gửi đơn thư và tỉnh sẽ cho thụ lý để giải quyết, trả lời theo quy định. Qua rà soát bước đầu từ thông tin báo cung cấp thì phần đất mà tỉnh cho Công ty KD thuê là vừa có đất công, vừa có đất của dân đã được áp giá bồi thường giải tỏa.
Tuy nhiên, qua rà soát các hộ dân có đất trong dự án Công ty KD không có hộ nào tên Bùi Kim Màu. Do vậy để làm rõ, đề nghị bà Màu gửi đơn để tỉnh xem xét cụ thể, rà soát lại quy trình, thủ tục xem có gì sai không. Nếu sai thì chính quyền sẽ khắc phục sửa sai” - ông Mai Anh Nhịn nói.
Trao đổi qua điện thoại với phóng viên, bà S., Giám đốc Công ty KD, khẳng định phần đất trên công ty thuê của Nhà nước và được UBND tỉnh Kiên Giang cấp GCN để triển khai dự án.
Về khúc mắc của bà Màu, bà S. cho hay: “Trong quá trình rào chắn để thực hiện dự án, công ty đã ba lần phát hiện bà Màu dựng nhà nhỏ trên phần đất công ty được cho thuê. Đến lần thứ ba thì chúng tôi đã báo với chính quyền địa phương”.
Theo tạp chí bat dong san cafeland.vn
Bà Bùi Kim Màu có đất ở huyện Phú Quốc (Kiên Giang) phản ánh việc bất ngờ bị UBND tỉnh này thu hàng chục ngàn m2 đất cấp cho một doanh nghiệp mà không có một quyết định thu hồi nào.
Đất đang canh tác bị doanh nghiệp san lấp
Bà Màu trình bày: Năm 2002, bà sang nhượng lại phần đất của ông Tuấn và bà Thôi với diện tích 40 ha, tọa lạc tại ấp Đường Bào, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc. Phần đất này do ông Tuấn, bà Thôi khai phá trước năm 1990. Năm 2006, ông Tuấn, bà Thôi được Ban nhân dân ấp Đường Bào xác nhận là người có canh tác và có thành quả lao động trên diện tích đất khai phá.“Từ khi nhận sang nhượng tôi canh tác ổn định, không xảy ra tranh chấp với ai hơn 15 năm qua” - bà Màu nói.
Đến năm 2011 và 2013, UBND huyện Phú Quốc có hai quyết định thu hồi một phần diện tích đất bà Màu đang canh tác (gần 2.000 m2) để thực hiện dự án dân cư Nam Bãi Trường và dự án đường vòng quanh đảo Phú Quốc, đoạn An Thới-Cửa Lấp. Thời điểm này, vì thấy Nhà nước thu hồi đất để làm công trình công cộng nên bà Màu thống nhất giao đất, nhận tiền bồi thường và không khiếu nại.
Phần đất còn lại sau khi bị thu hồi, bà Màu cho xây hàng rào bằng kẽm gai bao bọc để trồng cây, đào ao nuôi cá tăng thu nhập.
Tuy nhiên, ngày 7-5 mới đây, bà Màu bất ngờ khi Công ty KD có trụ sở ở TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho người và xe đến phá dỡ hàng rào đất của bà rồi tự ý dựng hàng rào bằng tôn kiên cố để xây dựng công trình.
“Gia đình tôi đến yêu cầu công ty dừng thi công các công trình trái phép trên đất nhưng họ nói đã được ủy ban tỉnh cấp đất nên vẫn làm tới. Đôi bên cự cãi, công ty còn gọi công an đến nói gia đình tôi gây sự” - bà Màu bức xúc.
Bà Màu cho rằng hàng chục ngàn m2 đất của bà đang bị Công ty KD dựng rào xây dựng công trình. Ảnh: Hà Tiên
Không nhận được quyết định thu hồi đất
Theo bà Màu, phía Công ty KD đã đưa ra bốn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) do ông Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, ký cùng ngày 30-1-2018.
Theo đó, các GCN lần lượt thể hiện Công ty KD được cấp 1.015,6 m2 (thửa 407); 3.891,1 m2 (thửa 453); 5.196,7 m2 (thửa 455) và 10.096,8 m2 (thửa 454) đều thuộc tờ bản đồ số 54 cùng tọa lạc tại khu phức hợp Bãi Trường, xã Dương Tơ. Trên thực địa, các phần đất này đều thuộc đất bà Màu đang canh tác.
Bà Màu đặt câu hỏi: “Hơn chục năm qua gia đình tôi có nguyện vọng được cấp GCN còn chưa được, vậy lý do gì Công ty KD được cấp giấy trên đất của tôi?”.
Một điều lạ nữa là theo bà Màu, trước khi tỉnh ký GCN cho công ty trên, gia đình bà không hề nhận được bất kỳ một thông báo nào của ngành chức năng về việc thu hồi đất để làm dự án.
Trong lúc này, hai chủ đất cũ là ông Tuấn và bà Thôi đều đồng ý đứng ra làm chứng cho bà Màu về việc sang nhượng đất trước đó.
Trả lời khúc mắc của người dân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, ông Mai Anh Nhịn, cho biết đến thời điểm này tỉnh chưa nhận được đơn thư khiếu nại của bà Màu về vụ đất đai liên quan đến Công ty KD.
“Nếu bà Màu có yêu cầu, đề nghị gửi đơn thư và tỉnh sẽ cho thụ lý để giải quyết, trả lời theo quy định. Qua rà soát bước đầu từ thông tin báo cung cấp thì phần đất mà tỉnh cho Công ty KD thuê là vừa có đất công, vừa có đất của dân đã được áp giá bồi thường giải tỏa.
Tuy nhiên, qua rà soát các hộ dân có đất trong dự án Công ty KD không có hộ nào tên Bùi Kim Màu. Do vậy để làm rõ, đề nghị bà Màu gửi đơn để tỉnh xem xét cụ thể, rà soát lại quy trình, thủ tục xem có gì sai không. Nếu sai thì chính quyền sẽ khắc phục sửa sai” - ông Mai Anh Nhịn nói.
Trao đổi qua điện thoại với phóng viên, bà S., Giám đốc Công ty KD, khẳng định phần đất trên công ty thuê của Nhà nước và được UBND tỉnh Kiên Giang cấp GCN để triển khai dự án.
Về khúc mắc của bà Màu, bà S. cho hay: “Trong quá trình rào chắn để thực hiện dự án, công ty đã ba lần phát hiện bà Màu dựng nhà nhỏ trên phần đất công ty được cho thuê. Đến lần thứ ba thì chúng tôi đã báo với chính quyền địa phương”.
Theo tạp chí bat dong san cafeland.vn